Các loại da tổng hợp là chất liệu da nhân tạo được sản xuất với mục đích dần thay thế cho da động vật. Da tổng hợp có nhiều biến thể với tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là da PU, da Microfiber và da Simili. Chúng có quy trình sản xuất tương đối giống nhau; cấu tạo chính bao gồm lớp vật liệu nền và một lớp phủ nhựa PU hoặc PVC trên bề mặt. Nhờ đó, da tổng hợp có khả năng chống nước, nhưng vẫn không thể so sánh về độ bền với chất liệu da thật. Da bán tổng hợp ra đời như sự cân bằng giữa da tổng hợp và da tự nhiên, bởi cấu tạo từ các sợi tự nhiên và lớp phủ nhựa polymer ngoài cùng. Do đó, chất liệu nhân tạo này vừa mang sự mềm mại, vừa có khả năng chống lại các tác nhân từ môi trường.
Danh sách các loại da tổng hợp
Trên thị trường hiện nay, có 8 loại da tổng hợp phổ biến như da PU, da Microfiber, da Simili, da Cleo, da Vinyl,… Mỗi loại da sở hữu những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào cấu trúc da, quy trình sản xuất và lớp phủ bề mặt.
Da PU (Polyurethane) có độ bền cao
Da PU đứng vị trí số 1 trong top các loại da tổng hợp có độ bền cao với khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn và khó bị rách xước. Lớp phủ polyurethane trên bề mặt tạo độ trơn nhẵn, hạn chế ma sát, giúp da PU chống mài mòn.
Bên cạnh đó, loại da này có tính trơ hóa học cao, không dễ dàng phản ứng với các chất khác nên chống lại sự phá huỷ của hóa chất và dầu mỡ. Tuổi thọ trung bình của một sản phẩm làm từ da PU từ 1 – 2 năm, nếu được bảo quản đúng cách và định kỳ có thể lên tới 4 năm.
Tuy nhiên, so với da thật, da PU vẫn kém xa về độ bền vì không có sự liên kết bền vững giữa các protein và hợp chất hữu cơ phân tử cao. Ngoài ra, da PU hạn chế về khả năng chịu nhiệt kém nên phải tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hoặc môi trường có nhiệt độ cao.
Da Microfiber mềm mại và trọng lượng nhẹ
Sau nhiều cuộc kiểm định về độ bền, da Microfiber đạt 8/10 điểm trong khi da PU đạt 10/10. Vì vậy, Microfiber là loại da nhân tạo có độ bền thứ 2 chỉ sau PU.
Da Microfiber được dệt từ những vi sợi siêu nhỏ, mịn màng hơn sợi tơ tằm. Một sợi Microfiber có đường kính chỉ 10 micromet, nhỏ hơn sợi tóc tự nhiên khoảng 10 lần, tạo ra bề mặt da mịn màng và mềm mại. Mật độ sợi trên một đơn vị diện tích của da Microfiber rất lớn nhưng kích thước sợi nhỏ, vì vậy da Microfiber nhẹ hơn các loại da tổng hợp cùng độ dày.
Loại da mềm nhẹ này có giá thành rẻ hơn so với da thật và ngày càng phổ biến hơn trong ngành công nghiệp giày da. Đặc biệt là sản xuất các loại giày thể thao siêu nhẹ, giày tây trẻ trung cùng một số mẫu giày thời trang khác.
Da Simili có giá thành phẩm rẻ
Da Simili được chế tạo từ các chất liệu chính như nhựa PVC hoặc PU, đó là những vật liệu tổng hợp có giá thành rẻ và không khan hiếm. Quy trình sản xuất da Simili đơn giản, không phải thuộc da phức tạp và yêu cầu nhiều nhân công trình độ cao. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, da Simili có độ bền kém bởi khả năng chịu nhiệt, chống nước kém và dễ bị bào mòn. Do đó, giá thành của da Simili rẻ hơn nhiều so với da thật và đa số các loại da nhân tạo khác như da PU, da Microfiber,…
Da Cleo chất liệu cao cấp chống bám bẩn
Cũng như các loại da tổng hợp khác, da Cleo thường được phủ một lớp nhựa trên bề mặt như polyurethane (PU) hoặc polymer. Lớp phủ này tạo hàng rào bảo vệ, ngăn chặn các chất bẩn xâm nhập vào bên trong. Ngoài ra, bề mặt da Cleo có cấu trúc vi mô mịn và đồng đều, khiến các chất lỏng khó bám dính và thấm vào da.
Trong quá trình sản xuất, da Cleo được xử lý bằng các chất hóa học đặc biệt như: chất ổn định (Stabilizer) nhằm ngăn chặn quá trình phân hủy, hay chất chống nấm mốc giúp tăng cường khả năng chống bám bẩn, thấm nước và mài mòn.
Chỉ cần dùng khăn ẩm lau nhẹ, vết bẩn sẽ được loại bỏ dễ dàng khỏi bề mặt da Cleo. Dù là chất liệu cao cấp chống bám bẩn, nhưng để sử dụng lâu dài, da Cleo phải được vệ sinh định kỳ và đúng cách.
Da Vinyl có khả năng chống thấm
Da Vinyl là vật liệu tổng hợp chống thấm tuyệt vời nhờ có một lớp nhựa PVC – Polyvinyl chloride phủ lên một nền vải lót. Các phân tử PVC liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một cấu trúc kín khít, không tạo cơ hội cho các chất lỏng lọt qua.
Tuy nhiên, cũng bởi đặc tính này mà da Vinyl có độ thoáng khí kém hơn so với các loại da tổng hợp khác, đồng thời dễ bị nứt rách khi gặp ngoại lực tác động mạnh.
Da PVC (Polyvinyl Chloride) dễ dàng vệ sinh
Trong số các loại da tổng hợp, da PVC được đánh giá cao về sự tiện dụng bởi ưu điểm dễ vệ sinh và bảo quản. Lý giải cho điều này là bề mặt da PVC trơn láng, không có các lỗ xốp để bụi bặm hoặc cặn bẩn bám vào, ngăn chặn sự hình thành của nấm mốc.
Ngoài ra, PVC là một loại nhựa có tính trơ, không dễ bị ăn mòn hay phai màu khi tiếp xúc với chất tẩy rửa thông thường. Điều đó cho phép anh em sử dụng những cách đánh giày da khác nhau để làm sạch, không làm hư hại bề mặt da. Đối với những vết bẩn lâu ngày, hãy pha loãng chất tẩy rửa với nước ấm để dần phá bỏ những lớp mảng bám.
Da Bonded bề mặt giống da thật 80%
Da Bonded hay còn gọi là da cán, dù không xếp vào hàng da thật nhưng một phần cấu tạo lại làm từ da thật, mô phỏng chính xác đến 80% vẻ ngoài của chất liệu tự nhiên này.
Quá trình chế tác da Bonded bắt đầu từ việc thu thập các mảnh da thừa, vụn da sót lại từ việc sản xuất da thật, sau đó nghiền nhỏ thành dạng bột hoặc sợi. Bằng cách ép nhiệt bột da thật, nhà sản xuất sẽ tạo ra chất liệu da Bonded có kết cấu giống bề mặt da thật với đường vân da tự nhiên.
Đồng thời, lớp polymer phủ bên ngoài tạo độ bóng nhẹ bảo vệ bề mặt, khiến da Bonded càng giống da thật hơn. Tuy nhiên, việc cấu tạo nhiều lớp vật liệu khiến kết cấu da Bonded có độ trơ nhất định đồng thời giảm khả năng thoáng khí.
Da Silicone chất liệu chịu nhiệt tốt
Không bền bỉ như da PU, đổi lại, da silicone lại có khả năng chịu nhiệt tốt nhờ cấu tạo đặc biệt. Các phân tử silicone được nối với nhau bằng liên kết Si-O (silicon-oxy) bền vững tạo thành cấu trúc mạng lưới ba chiều, giúp da silicone có khả năng chịu nhiệt cao, ổn định về mặt hóa học và cơ học.
Ngoài ra, silicone có tính trơ và chứa nhiều loại hóa chất, axit, kiềm; vì vậy loại da nhân tạo này không bị phân hủy hoặc biến đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đồng thời, cấu trúc phân tử của silicone có những khoảng trống nhỏ giúp hạn chế sự truyền nhiệt từ môi trường bên ngoài vào vật liệu.
Với ưu điểm chịu nhiệt vượt trội, da silicone thường được ứng dụng trong sản xuất đế giày bởi hạn chế các tác động ngoại lực khi tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao.
Da bán tổng hợp là gì?
Sự cộng hưởng giữa tự nhiên và nhân tạo khiến da bán tổng hợp vừa có độ mềm mại, thoáng mát của sợi tự nhiên, lại vừa có khả năng chống thấm của vật liệu polymer tổng hợp.
Đồng thời, nhà sản xuất sẽ dễ dàng tạo ra nhiều hoa văn, màu sắc khác nhau trên các sản phẩm làm từ da bán tổng hợp, giúp tăng tính thẩm mỹ và đáp ứng đại đa số nhu cầu.
Mức giá trung bình của da bán tổng hợp rẻ hơn khoảng 2 – 3 lần da thật, do đó vật liệu này còn được dùng để sản xuất những mẫu giày da nam, giày thể thao,… Dù khả năng chống mài mòn, chống rách của da bán tổng hợp tương đối tốt, nhưng so với da thật, loại da này ít thoáng khí và đàn hồi kém hơn.
Các loại da tổng hợp sở hữu những ưu nhược điểm riêng về độ bền, chống nước, chịu nhiệt… Tùy vào mục đích sử dụng, chất liệu nhân tạo này sẽ được dùng để chế tác các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Da bán tổng hợp ra đời như sự cân bằng giữa da tổng hợp và da tự nhiên. Bởi vừa mềm mại lại có khả năng chống lại các tác động của ngoại lực và môi trường. So về độ bền, da bán tổng hợp có phần nhỉnh hơn da tổng hợp và thua xa da thật. Mỗi chất liệu đều có vai trò khác nhau, được sử dụng có chủ đích theo yêu cầu của nhà sản xuất.