Da tổng hợp và da PU là đều là chất liệu giả da, đặc biệt hơn khi da PU là một trong các loại da tổng hợp bền nhất. Các chất liệu nhân tạo này được ưa chuộng trong ngành thời trang như sản xuất quần áo, túi ví và giày dép. Với cấu trúc phân tử gồm nhiều nguyên tố hoá học khác nhau, hai loại da này tuy đều chống thấm nước nhưng lại có những điểm khác biệt về độ bền, độ thông thoáng,… Vì vậy, để lựa chọn loại da phù hợp phải cân nhắc đến tính chất và mục đích sử dụng.
Sự khác biệt của da tổng hợp và da PU
Da tổng hợp là vật liệu hoá học được tạo thành thông qua phản ứng trùng hợp giữa các phân tử, nhựa PVC (Polyvinyl Chloride), PU (Polyurethane), Polyester cùng polymer khác. Chất liệu da giả này được phủ lên bề mặt các vật liệu tổng hợp như Polyurethane (PU) hoặc Polyvinyl chloride (PVC) tạo khả năng chống thấm nước.
Lớp nền có cấu tạo từ chất liệu Polyester, nylon và các sợi tổng hợp khác cũng góp phần tăng độ bền. Loại da này còn có một lớp kết dính bằng keo giúp liên kết chặt chẽ các vật liệu cấu thành.
Là một loại da tổng hợp, da PU cũng phủ lớp nhựa bảo vệ ở bề mặt và sở hữu đặc tính chống thấm nước. Da PU có cấu tạo từ 50% da split và 50% chất phủ polyurethane, trong đó da split có vai trò nền móng còn polyurethane mang nhiệm vụ mô phỏng lại bề mặt thật của da tự nhiên.
Da tổng hợp và da PU loại nào tốt hơn?
Không có câu trả lời chính xác cho sự so sánh da tổng hợp và da PU loại nào tốt hơn, bởi da PU là loại da tổng hợp có độ bền cao nhất. Bên cạnh đó, để xác định loại da nào tốt hơn phải xét trên các yếu tố về độ bền, vân da, độ dày và màu sắc… So về sự đa dạng màu sắc, các loại da tổng hợp khác như PVC hay simili lại chiếm ưu thế hơn hẳn da PU.
Độ bền và tuổi thọ da tổng hợp
Da PU có độ bền cao nhất trong số các loại da tổng hợp bởi đây là loại da giả duy nhất sử dụng lớp xơ da động vật (da split) làm lớp nền và được cấu tạo từ các phân tử polyurethane liên kết chặt chẽ. Ngược lại, da tổng hợp lại được tạo nên từ các polyme đơn giản như polyester, PVC có cấu trúc kém bền vững.
Trong khi tuổi thọ trung bình các loại da tổng hợp chỉ từ 1 – 2 năm, da PU lại sử dụng được trong khoảng 1 – 4 năm trong điều kiện vệ sinh và bảo quản đúng cách.
Độ dày chất liệu da nhân tạo
Với độ dày trung bình 1,2mm, da PU dày hơn các loại da tổng hợp nói chung khi chỉ dao động khoảng 0,6mm – 1,2mm. Da tổng hợp được chế tác bằng cách ép nhiều vật liệu tạo nên một lớp cấu trúc mỏng, không đồng nhất.
Trong khi đó, các chuỗi polyme polyurethane của da PU lại được xếp chồng liên tục tạo nhiều lớp với độ dày riêng biệt. Lớp da PU có độ dày lớn hơn sẽ mang cấu trúc vật liệu chắc chắn hơn, đồng thời tỉ lệ thuận với độ bền của chất liệu.
Vân da góc độ thẩm mỹ
Vân da PU được tạo ra bằng các kỹ thuật in ấn như in nhiệt, in lồng và phương pháp dập khuôn đặc biệt. Do bề mặt da PU có độ bóng, trơn và độ cứng nhất định nên các hoạ tiết vân da dễ bị tách rời, bong tróc khỏi bề mặt.
Đơn giản hơn so với da PU, các hoạ tiết của da tổng hợp được cấu thành thông qua các kỹ thuật gia công tổng hợp như in phun, in chuyển nhiệt, in lưới… Do đó, họa tiết vân da có độ bám dính tốt hơn, tạo sự liền mạch và ổn định. Các chi tiết này được in trực tiếp lên lớp da tổng hợp và khó bị tách rời, bong tróc khi sử dụng lâu dài.
Vẻ đẹp màu sắc da nhân tạo
So với da PU, da tổng hợp đa dạng màu sắc và hoạ tiết hơn. Nguyên do bởi các chất liệu da tổng hợp như polyester, polyamide,… có bề mặt thuận lợi cho việc in ấn và tạo ra các họa tiết với nhiều màu sắc khác nhau từ trung tính tới nổi bật.
Khác với da tổng hợp, da PU được làm từ các chất liệu polyurethane mang đặc tính cứng và ít linh hoạt. Bề mặt bóng, trơn của da PU có khả năng phản chiếu ánh sáng quá mạnh làm giảm độ rực rỡ, tương phản, độ sâu và độ bão hoà của màu sắc. Chính vì thế, phạm vi màu sắc của da PU thường hạn chế hơn da tổng hợp, chủ yếu là các màu cơ bản như đen, trắng, xám, nâu.
Khả năng chịu nhiệt, chống cháy
Đặt lên bàn cân với da tổng hợp, da PU có khả năng chịu nhiệt tốt và khó bắt lửa hơn. Bởi da PU được sản xuất từ polyurethane – cấu trúc phân tử ổn định được xếp chặt chẽ với nhau tạo một khối liên kết bền chắc, làm giảm khả năng tiếp xúc với nguồn lửa và chậm quá trình cháy lan.
Polyester và polyamide trong da tổng hợp là các loại polymer nhiệt dẻo, có cấu trúc phân tử chứa liên kết hydro dễ bị phá vỡ nên thúc đẩy tính dễ cháy của vật liệu, khiến chúng dễ bắt lửa hơn. Khi tiếp xúc với nhiệt lượng lớn, chất liệu này dễ bị biến dạng, tan chảy, giảm cản lửa và dẫn đến cháy lan nhanh.
Da tổng hợp và da PU chất liệu nào đắt hơn
Da tổng hợp có mức giá rẻ hơn so với da PU bởi nhiều yếu tố từ nguyên liệu, đặc điểm và quy trình sản xuất,… Da tổng hợp được làm từ các chất liệu tổng hợp như Polyester, vinyl, nhựa PVC,… có chi phí rẻ hơn nhiều so với hợp chất Polyurethane cấu tạo nên da PU. Ví dụ, Polyester có giá khoảng 30.000 – 100.000 VND/kg trong khi hợp chất làm da PU lại có mức giá 350.000 – 500.000 VND/kg.
Chi phí sản xuất da tổng hợp chỉ khoảng 50.000 – 300.000 VND/m2, da PU lại lên đến 80.000 – 300.000 VND/m2. Sở dĩ như vậy bởi quy trình sản xuất da tổng hợp đơn giản, chủ yếu là phủ lớp Polyester hoặc vinyl lên một một lớp nền. Sản xuất da PU phức tạp hơn khi phải trải qua nhiều công đoạn như phủ lớp polyurethane, xử lý bề mặt, mô phỏng cấu trúc như da thật đến 85%.
Da tổng hợp và da PU có thay thế được da thật?
Dù sở hữu những ưu điểm về sự đa dạng màu sắc và khả năng chống nước, da tổng hợp và da PU vẫn không thay thế được da thật. Da tổng hợp và da PU bản chất là vật liệu nhân tạo mô phỏng vẻ ngoài của da thật với đặc điểm về hoạ tiết, màu sắc và cấu trúc bề mặt.
Tuy nhiên, các chất liệu giả da thường cứng, kém linh hoạt và không thể hiện được sự mềm mại và cảm giác tự nhiên như da thật. Hơn nữa, da thật có độ đàn hồi và tuổi thọ cao từ 5 – 10 năm. Ngược lại, các loại da hợp lại dễ dàng nứt gãy, bong tróc và khả năng chịu lực kém nên chỉ sử dụng trong khoảng 1 – 4 năm.
Cấu trúc của lớp da thật cao cấp có các lỗ chân lông và sợi collagen tự nhiên tạo sự thông thoáng, cho phép không khí và hơi ẩm lưu thông tốt. Điều này hoàn toàn không có ở các chất liệu tổng hợp, kể cả da PU. Vì thế, các loại da nhân tạo này hạn chế về độ thông thoáng, gây cảm giác bí bách hơn so với da thật.
Da tổng hợp và da PU đều là chất liệu da nhân tạo giá thành rẻ, có lớp nhựa phủ trên bề mặt nhằm tăng khả năng bảo vệ và chống thấm nước đồng thời mang nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng. So với da tổng hợp, da PU với cấu trúc đặc biệt tạo sự thông thoáng và độ bền cao hơn, ít bị phai màu hay mài mòn. Dù mang những ưu điểm nhất định, hai loại chất liệu này vẫn không thể thay thế da thật về cả độ bền và tính thẩm mỹ. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu và mục đích sử dụng, để có thể tìm được loại da phù hợp nhất, mang lại sự thoải mái và dễ chịu.