Thời tiết nắng mưa thất thường ở Việt Nam khiến cho quần áo và giày dép luôn trong tình trạng ẩm mốc. Những đôi giày nếu bị ẩm liên tục sẽ giảm tuổi thọ và nhanh chóng bị hôi, gây ngứa ở chân. Trong bài viết này, DASH JK sẽ bật mí những cách làm khô giày nhanh cực kỳ đơn giản và hiệu quả, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà nhé!
8 mẹo làm khô giày da ướt cực nhanh
Làm khô giày nhanh chóng với muối trắng
Muối trắng là nguyên liệu cực kỳ đơn giản, dễ kiếm ngay tại nhà. Để làm khô giày da, chàng chỉ cần muối và miếng vải khô để thực hiện.
Chàng hãy thực hiện tuần tự theo những bước sau đây nhé:
– Bước 1: Chuẩn bị chào, muối trắng và hai miếng vải sặc.
– Bước 2: Cho muối vào chảo rang cho nóng.
– Bước 3: Cho muối vào miếng vải sạch và đặt vào trong giày ẩm.
– Bước 4: Sau khoảng 1 tiếng, tiếp tục cho muối lên chào và rang đều, rồi cho vào giày.
– Bước 5: Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi giày khô hẳn.
Cách làm khô giày nhanh với giấy báo
Giấy báo vừa dễ kiếm, vừa có tác dụng hút ẩm và mùi trong giày cực kỳ hiệu quả.
Các bước thực hiện tuần tự như sau nhé:
– Bước 1: Chuẩn bị giấy báo, khăn mềm sạch.
– Bước 2: Lau giày sạch bằng khăn mềm để giày khỏi bụi bẩn.
– Bước 3: Xé nhỏ báo giấy và vo tròn, sau đó nhét các cục giấy vào trong đôi giày và để qua đêm. Chắc chắn đôi giày sẽ cải thiện hơn rất nhiều đấy.
Cách làm khô giày nhanh bằng máy sấy
Máy sấy luôn là công cụ cực kỳ hiệu quả khi cần làm khô tóc, quần áo và giày dép.
Các bước thực hiện cực kỳ đơn giản như sau:
– Bước 1: Vệ sinh giày bằng khăn mềm để loại bỏ bụi bẩn.
– Bước 2: Bật máy sấy ở nhiệt độ vừa phải.
– Bước 3: Tiến hành sấy giày ở khoảng cách 15 – 20cm. Hướng thẳng máy sấy vào trong giày, sấy từ bên trong và bên ngoài.
– Bước 4: Sau khi sấy từ 30 – 45 phút đôi giày sẽ trở nên khô ráo hơn. Hãy để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát một lúc rồi mới sử dụng giày.
Gạo là phương pháp cực hữu hiệu làm khô giày
Gạo thì chắc chắn trong nhà ai cũng có rồi. Trong rất nhiều trường hợp gạo đã chứng tỏ khả năng hút ẩm và làm sạch nhựa. Nếu chàng muốn làm khô giày nhanh chóng thì có thể cân nhắc đến gạo nhé!
Chàng có thể đổ gạo vào trong giày để gạo hút ẩm. Sau khoảng 2 tiếng, chàng sẽ thấy gạo hút được hết chất ẩm trong đôi giày.
Sử dụng phấn rôm là một cách làm khô giày nhanh chóng
Phấn rôm được biết đến như nguyên liệu có khả năng hút ẩm tối ưu. Với những đôi giày bị ẩm, chàng hoàn toàn có thể sử dụng loại phấn này để làm khô giày nhanh chóng.
Các bước thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị khăn mềm sạch và phấn rôm.
– Bước 2: Dùng khăn mềm sạch lau kỹ để đảm bảo bụi bẩn bám trên giày.
– Bước 3: Rắc một chút phấn rôm vào bên trong giày để hút ẩm.
– Bước 4: Tiếp tục rắc thêm một lớp phấn rôm bên trong và bên ngoài giày da. Sau đó để giày qua đêm. Chàng sẽ thấy phấn rôm hút ẩm khỏi giày cực kỳ hiệu quả.
Làm giày mau khô với khăn giấy đơn giản
Sau khi đi giày trong thời tiết mưa gió, điều đầu tiên chàng cần làm là lấy miếng lót đôi giày và giặt sạch, phơi khô.
Với phần thân giày, chàng có thể làm khô nhanh chóng với khăn giấy khô:
– Bước 1: Dùng khăn ướt/ giẻ lau lau sạch bề mặt và gót giày. Chàng nên thấm hơn một chút cồn để làm sạch bùn đất và hỗ trợ giúp giày khô nhanh hơn.
– Bước 2: Sử dụng khăn giấy khô độn vào bên trong giày.
– Bước 3: Giữ nguyên khăn giấy khô trong giày và đặt để ở nơi khô thoáng qua đêm. Sáng hôm sau, chàng sẽ thấy đôi giày đã được làm khô và có thể tiếp tục sử dụng.
Quạt gió làm khô giày hiệu quả
Nếu như thời tiết mưa dai dẳng liên tục và khó tìm được nơi thoáng mát để phơi giày, chàng nên sử dụng quạt gió như một phương pháp cứu nguy cho đôi giày.
Chỉ cần buộc giày vào hai đầu của móc treo quần áo. Tiếp theo, treo móc giày vào quạt sao cho mặt trọng của đôi giày hướng về phía cánh quạt. Cuối cùng, bật quạt ở mức cao nhất cho tới khi giày khô. Gió của quạt điện chắc chắn sẽ làm đôi giày khô ráo một cách nhanh chóng đấy.
Làm khô giày nhờ dàn máy nóng lạnh
Nếu chàng chọn phơi giày ở dàn nóng máy lạnh thì giày sẽ nhanh khô hơn do được tỏa nhiệt bởi máy lạnh.
Tuy nhiên, chàng nên lưu ý đến khoảng cách treo đôi giày sao cho phù hợp với mức nhiệt tỏa ra. Nếu nhiệt độ quá cao, đôi giày có thể bị nóng và bong tróc phần da bên ngoài. Lưu ý, phương thức này không sử dụng với giày da mà chỉ sử dụng với giày vải và giày có chất liệu cotton.
Mẹo bảo quản giúp giày không bị ẩm mốc
Bên cạnh những bí kíp giúp làm khô giày nhanh chóng, chàng cũng nên lưu tâm đến những biện pháp phòng tránh để giày không bị ướt và ẩm mốc thường xuyên.
Cùng DASH JK tham khảo một số mẹo như sau nhé:
Hạn chế đi giày trời mưa
Đây có lẽ là điều mà ai cũng biết đúng không nào?
Có lẽ chàng sẽ nghĩ trong nhiều trường hợp bất khả kháng thì sao mà tránh được. Không sao! Nếu giày bị ướt chúng ta đã có những tips bên trên. Tuy nhiên, khi có thông tin về thời tiết hôm đó từ trước hoặc có điều kiện để chuẩn bị giày thì chàng nên chọn những đôi dép chuyên dụng và bỏ lại giày ở nhà nhé!
Không cất ngay đôi giày ướt vào trong tủ
Về đến nhà và cất ngay giày và trong tủ vốn cũng không phải là thói quen tốt. Điều này sẽ khiến giày luôn bị bí, mùi không được thoát.
Vì vậy khi đi làm về, chàng hãy để đôi giày ra bên ngoài trước ở nơi khô thoáng. Đặc biệt là đôi giày ướt cần phải để ở nơi khô bên ngoài để sấy và làm khô ngay.
Để giày ở nơi khô thoáng
Cách để giúp giày luôn khô thoáng, tránh bị ẩm mốc chính là để giày ở nơi thoáng gió, có ánh nắng tự nhiên. Điều này vừa giúp loại bỏ vi khuẩn gây nấm mốc, vừa giúp giày không bị ẩm ướt.
Đi giày ướt có tác hại gì?
Chắc hẳn chúng ta không thể cảm thấy thoải mái khi đi trên chân một đôi giày ướt. Tuy nhiên, tình trạng này có lẽ sẽ gặp phải khi chẳng may đi giày trong ngày mưa hay thời tiết nồm ẩm.
Trước khi tìm hiểu về những mẹo làm khô giày, chàng hãy cùng xem qua những tác hại nghiêm trọng khi đi một đôi giày ướt nhé.
Giày ướt gây lạnh chân
Ảnh hưởng đầu tiên khi sử dụng một đôi giày ướt đó chính là khiến cho bàn chân bị lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng nên sức khỏe như ốm sốt, cảm cúm, … do lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh.
Giày bong tróc và phai màu
Việc giày liên tục bị ướt và ở trong một không gian nhiều hơi ẩm sẽ nhanh chóng khiến giày bị bong tróc và phai lớp màu ở bên ngoài. Đôi giày sẽ nhanh cũ và tuổi thọ cũng giảm xuống.
Giày hôi và nấm chân
Đi giày ướt lâu ngày không những khiến chân bị lạnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Lâu dài có thể gây nấm chân, viêm da chân và hôi chân.
Mùi hôi ở trong giày cũng sẽ là một yếu tố khiến cho các chàng mất đi sự tự tin và ấn tượng trong mắt người đối diện đó.
Chàng đã tìm thấy những mẹo hữu ích để áp dụng cho việc làm khô giày chưa? Theo dõi DASH JK để cập nhật thêm nhiều kiến thức về thế giới giày da cực kỳ trù phú này nhé!