Cách xử lý giày da bị nứt dễ áp dụng nhất là sử dụng nguyên liệu dễ tìm như sữa tươi nguyên kem, lòng trắng trứng,… Lợi dụng tính axit nhẹ và protein có trong các nguyên liệu tự nhiên giúp làm mềm, se khít các vết nứt vừa và nhỏ trên giày da. Tuy nhiên, với những đôi giày da có mức độ hư hỏng, nứt vỡ nặng, cần sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho đồ da hoặc mang đến những cơ sở sửa chữa giày uy tín để xử lý một cách chuyên nghiệp.
Cách xử lý giày da bị nứt bằng nguyên liệu sẵn có
Lựa chọn 1 trong 6 cách xử lý giày da bị nứt, xước tùy theo tình trạng và mức độ hư hại trên bề mặt đôi giày. Các nguyên liệu từ tự nhiên chỉ phù hợp với tình trạng nứt nhẹ và không mang lại hiệu quả với những đôi giày hư hỏng nặng.
Bả vá vết nứt gẫy trên giày da trở lại nguyên vẹn
Sử dụng kem bả chuyên dụng cho giày da là cách xử lý giày da bị nứt ở mức độ vừa và nhẹ. Đây là sản phẩm giúp che đi những vết nứt, trầy xước, rách, bong tróc trên da giày. Kem bả có dạng bột hoặc kem, khi khô sẽ tạo thành một lớp phủ mịn màng, giúp da giày trở nên đẹp hơn và kéo dài tuổi thọ của đôi giày.
– Bước 1: Dùng khăn mềm thấm 5 – 10 giọt dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng, sau đó lau nhẹ theo chuyển động tròn ở khu vực mũi giày, thân giày, những nơi dễ xuất hiện vết nứt để giúp làm sạch bụi bẩn.
– Bước 2: Sử dụng giấy ráp mịn chà nhẹ khu vực xung quanh vết nứt từ 3 – 5 phút để tạo độ phẳng mịn và nhám, giúp kem bả bám dính tốt hơn.
– Bước 3: Dùng dạng que dẹt tương tự que kem để phết và thoa một lớp kem bả mỏng lên vị trí vết nứt, bong tróc. Sau đó ấn nhẹ cho kem bả bám dính vào da giày và đợi kem bả khô sau khoảng 3 – 4 giờ.
Sơn màu cho giày da bị nứt vỡ lành lại như mới
Sử dụng sơn màu là cách xử lý giày da bị nứt ở mức độ nhẹ, giúp che đi các vết bong tróc trên giày da. Những loại sơn chuyên dụng cho da giày có khả năng bám dính tốt và không làm hỏng bề mặt. Nếu giày có vùng nứt sâu hoặc bong tróc nghiêm trọng, hãy mang đến thợ sửa để khắc phục đôi giày một cách chuyên nghiệp nhất.
– Bước 1: Lau sạch bụi bẩn trên giày bằng khăn mềm, bắt đầu từ phần da nứt vỡ, sau đó đến mũi giày và các vùng còn lại.
– Bước 2: Dùng cọ mềm phết một lượng sơn mỏng, bằng hạt đỗ lên vùng da giày bị nứt nhỏ trước theo chiều cố định từ trên xuống dưới. Nếu màu sơn phù hợp sẽ tiếp tục phủ lên các vị trí nứt vỡ còn lại trên da giày.
– Bước 3: Chờ 20 – 30 phút để sơn khô hoàn toàn trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Nếu phần da bị bong nứt chưa được làm mờ rõ rệt, hãy thoa thêm một hoặc hai lớp sơn nhằm che phủ hoàn toàn các vết nứt.
– Bước 4: Sử dụng xi đánh giày cùng màu để đánh bóng và bảo vệ lớp sơn.
Bôi Gel phục hồi vết nứt trên giày da
Gel phục hồi chuyên dụng cho giày da chứa các thành phần như Acrylic, Silicone, sáp carnauba,… là những chất dẻo có độ đàn hồi cao, chống nước, tăng độ mềm mại, giúp lấp đầy các vết nứt và tạo lớp màng bảo vệ da giày. Hãy thử thoa gel ở một khu vực nhỏ trước khi áp dụng cho toàn bộ giày để đảm bảo không làm hỏng chất liệu da giày ban đầu. Sử dụng lượng gel vừa bằng hạt đậu, tránh thoa lớp gel quá dày gây phản tác dụng và khiến da giày bị cứng.
– Bước 1: Sử dụng khăn mềm lau sạch sẽ bề mặt giày, từ mũi giày đến thân giày. Đặc biệt nhẹ nhàng lau những vết xước, nứt nẻ theo chuyển động tròn.
– Bước 2: Hãy lấy một lượng gel nhỏ bằng hạt đậu và thoa đều gel lên vết nứt bằng cọ hoặc miếng bọt biển.
– Bước 3: Để gel khô hoàn toàn trong 15 – 20 phút. Tiếp tục thoa từ 1 – 2 lớp gel mỏng nếu vết nứt chưa mờ hẳn, nhằm loại bỏ toàn bộ khuyết điểm trầy xước trên đôi giày da nam.
Nếu vết nứt lớn hoặc da bị bong tróc nghiêm trọng, cần mang giày đến cơ sở sửa chữa uy tín để được xử lý chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao.
Sửa đế giày da cao su bị nứt vỡ
Lựa chọn và áp dụng các cách xử lý giày da bị nứt, vỡ đế cao su tùy theo mức độ hư hại đế giày và độ khéo léo của người thực hiện.
– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng bề mặt đế giày và lau khô. Sau đó, gắn đế cao su bị nứt bằng keo dán thường như keo con voi, keo Polyurethane hoặc keo Silicon.
– Bước 2: Bôi keo dán lên hai mặt của vết nứt, dùng lực nhẹ ấn hai mặt vào nhau để dính chặt lại. Thực hiện cẩn thận để tránh keo dán bị lem ra các khu vực khác và chờ keo khô hoàn toàn trong khoảng 30 phút.
Nếu vết nứt lớn và đế giày bị mài mòn nhiều, hãy mua đế giày mới có kích thước, kiểu dáng phù hợp với đôi giày hiện tại. Sử dụng dụng cụ tháo gỡ đế cũ và dán đế mới vào giày bằng keo dán chuyên dụng.
Mẹo xử lý khi giày da trắng bị nứt bằng sữa và trứng
Các nguyên liệu tự nhiên như lòng trắng trứng, sữa tươi thường được sử dụng làm xử lý giày da trắng bị nứt hiệu quả. Lòng trắng trứng chứa Protein có tác dụng se khít các vết nứt nhỏ trên giày da và Albumin có khả năng liên kết với nước, giúp da giày giữ ẩm tốt hơn, từ đó giảm thiểu phần bong tróc nhỏ trên bề mặt giày da.
– Bước 1: Dùng tay khéo léo tách riêng phần lòng trắng và lòng đỏ của quả trứng gà ra hai bát khác nhau.
– Bước 2: Lấy một chiếc tăm bông để nhúng vào lòng trắng trứng và bôi đều lên vết nứt của giày da.
– Bước 3: Để lòng trắng trứng khô tự nhiên trong khoảng 15 phút, sau đó lau nhẹ bề mặt giày bằng khăn mềm.
Sữa tươi thích hợp để xử lý các vết nứt nhỏ và làm sáng da giày. Bởi nguyên liệu này có tính axit nhẹ giúp làm sạch và dưỡng ẩm da giày hiệu quả. Đặc biệt, hãy sử dụng sữa tươi nguyên kem để làm mờ các vết bong tróc, trầy xước trên da giày trắng tốt nhất.
– Bước 1: Nhúng một miếng vải mềm vào sữa tươi và lau nhẹ nhàng bề mặt da giày, đặc biệt là khu vực các vết nứt.
– Bước 2: Để sữa tươi thấm vào những vết nứt da giày trắng trong khoảng 10 phút. Sau đó dùng khăn lau sạch một lần nữa nếu còn sữa tươi sót lại trên bề mặt.
Xử lý giày đế phíp bị nứt bằng keo con voi
Giày đế phíp bị nứt sẽ làm mất đi sự thoải mái khi di chuyển, ảnh hưởng tính thẩm mỹ của đôi giày và tổng thể bộ trang phục của cánh mày râu. Đế phíp là sự kết hợp giữa 3 lớp vật liệu như: lớp lót đế trong, lót đế bằng vật liệu gỗ và lót cao su.
Khi đế phíp xuất hiện những vết rạn, nứt nhỏ, hãy tìm đến keo con voi hoặc Silicon để biến phần đế phíp trở lại như mới. Nếu vết nứt lớn và đế phíp đã mòn, cân nhắc thay đế mới cho đôi giày hoặc sử dụng dịch vụ sửa chữa giày chuyên nghiệp.
– Bước 1: Trước tiên cần làm sạch xung quanh đế giày bằng dung dịch vệ sinh giày và lau khô bằng khăn mềm.
– Bước 2: Dùng tăm bông hoặc súng bắn keo để dễ dàng gắn keo Silicon dọc theo vết nứt và chờ silicon khô trong khoảng 30 phút.
Ngoài ra, keo dán chuyên dụng cũng được áp dụng để khắc phục những vết nứt nhỏ trên đế phíp của giày da.
– Bước 1: Dùng khăn hoặc vải mềm lau sạch các vết bụi bẩn trên bề mặt đế phíp trước khi dán keo. Lưu ý, tránh làm keo dán bị lem sang các vị trí khác.
– Bước 2: Thoa một lớp mỏng keo dán lên những vị trí bị nứt vỡ trên đế giày, chờ khoảng 30 phút để keo tự khô.
Cách chăm sóc giày da chống rạn nứt bề mặt
Thay vì tìm cách xử lý giày da bị nứt chỉ sau khoảng thời gian ngắn sử dụng, hãy chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ chăm sóc giày da chuyên dụng ngay tại nhà. Với mục đích tăng độ bền cho giày da, nhất định phải làm sạch bụi bẩn trên bề mặt đôi giày sau mỗi lần sử dụng, hoặc định kỳ mỗi tháng. Tiếp đến, thoa lên da giày một lớp kem dưỡng để giúp da giày mềm mại hơn, hạn chế nứt nẻ, tróc da.
Sử dụng xi đánh giày cùng màu với da giày để đánh bóng và tạo lớp màng bảo vệ bề mặt giày da. Đồng thời, lựa chọn kem dưỡng da phù hợp với chất liệu da của đôi giày và tránh mang giày quá chật hoặc quá rộng để làm ảnh hưởng đến form giày.
Các cách xử lý giày da bị nứt tại nhà chỉ phù hợp với những đôi giày bị nứt nhẹ, nứt nhỏ ở da, đế giày và mang tính chất tạm thời. Nếu tình trạng nứt da, vỡ đế giày nghiêm trọng, hãy sớm tìm đến những dịch vụ sửa chữa giày uy tín để lấy lại tối đa vẻ đẹp nguyên bản của đôi giày.
Hãy tìm đến thương hiệu DASH JK để trải nghiệm một đôi giày da bền đẹp, tận hưởng dịch vụ tư vấn tận tình cùng những chính sách đặc biệt như đổi trả trong vòng 60 ngày kể cả khi đã sử dụng bất kể lý do, bảo hành 1 đổi 1 trong 1 năm nếu có lỗi của nhà sản xuất, vận chuyển toàn quốc miễn phí với đơn hàng từ 599K,…