Bảo hành 1-1 trong vòng 1 năm
Đổi trả miễn phí trong 60 ngày
Hoàn tiền trong vòng 24h
Freeship toàn quốc đơn từ 599k
Giao hàng nhanh toàn quốc
Giao hàng 4h 6 quận nội thành HN
Bảo hành 1-1 trong vòng 1 năm
Đổi trả miễn phí trong 60 ngày
Hoàn tiền trong vòng 24h
Freeship toàn quốc đơn từ 599k
Giao hàng nhanh toàn quốc
Giao hàng 4h 6 quận nội thành HN

Các loại da thuộc nguồn gốc động vật, đặc tinh từng tầng da thật

Ngày đăng: 09/09/2024

Trong số các loại da thuộc, da full-grain là da cao cấp nhất, có liên kết bền chắc nhờ lớp grain dày đặc. Da top-grain, da corrected-grain kém bền hơn nhưng có bề mặt được hoàn thiện, chỉnh sửa cho phẳng mịn. Còn da split có cấu trúc lỏng lẻo nhất, thường dùng làm lót các loại da tổng hợp. Xét về ngoại hình da thuộc, da nubuck và da lộn có ngoại hình nhám bông giống nhau nhưng da nubuck bền bỉ hơn nhờ lớp mặt thớ bên ngoài. Trong khi đó, da bóng dễ nhận biết nhất nhờ độ bóng và trong, lớp phủ bên ngoài còn có khả năng chống xước hiệu quả.

Các loại da thuộc chất lượng và đặc tính của từng dòng

Da thuộc Full-grain (Da Nappa)

Da thuộc full-grain là lớp da trên cùng ngay dưới lông của động vật, giữ nguyên được kết cấu thượng bì, không bị mài mòn hay chỉnh sửa trước khi nhuộm. Đây là loại da có độ bền cao nhất nhờ chứa cấu trúc protein dày đặc và liên kết chặt chẽ, mang khả năng bảo vệ da khỏi những tác động từ môi trường.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa collagen và elastin dưới da tạo thành mạng lưới đàn hồi, giúp bề mặt khỏi móp méo khi có va đập. Đặc biệt, quá trình thuộc da làm biến đổi tính chất cấu trúc collagen và protein có trong da, chống phân huỷ và thối rữa.

Chất liệu full-grain gần như giữ lại toàn bộ đặc điểm ngoại hình của da động vật từ lớp lông tơ đến các tì vết. Ban đầu, những đôi giày làm từ da full-grain có phần thô cứng, nhưng sẽ dần mềm mại khi đi từ 3 – 4 lần.

Các mô tế bào dưới chất liệu da thật cao cấp sẽ tiết lớp dầu bảo vệ, tự sản sinh lớp phủ bóng mới (hay còn gọi là lớp patina). Vì vậy, da full-grain sẽ lên màu đẹp tự nhiên và bóng mịn theo thời gian sử dụng.

Da thuộc nguyên tấm (Top-grain leather)

Một tấm da nguyên thuỷ chưa qua xử lý sẽ gồm 4 tầng theo thứ tự từ ngoài vào trong: grain, grain và corium, corium và mô mỡ/thịt. Da thuộc nguyên tấm (da top-grain) là chất liệu đã được loại bỏ lớp grain bền chắc ngoài cùng đồng thời xử lý các khuyết điểm trên bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và sự mềm mại.

Cấu tạo da top-grain là bộ phận chuyển giao giữa grain và corium, tức phần tiếp giáp giữa thượng bì và trung bì. Về bản chất, kết cấu da thuộc nguyên tấm bao gồm một phần lớp grain bền chắc và lớp corium có mật độ sợi thoáng. Vì thế, so với da full-grain được giữ nguyên lớp grain trên cùng, da top-grain kém hơn hẳn về độ bền.

Do đã bị loại bỏ đi một phần lớp grain đổi lấy tính thẩm mỹ nên da top grain sẽ có bề mặt mềm mịn, dẻo, không cứng như da full grain. Tuy nhiên da top grain sẽ bắt đầu xỉn màu và cũ đi sau một tháng sử dụng do không có lớp patina sản sinh tự nhiên.

Da thuộc nguyên tấm gồm một phần lớp grain bền chắc và lớp corium có mật độ sợi thoáng
Da thuộc nguyên tấm gồm một phần lớp grain bền chắc và lớp corium có mật độ sợi thoáng

Da thuộc điều chỉnh (Corrected-grain leather)

Da thuộc sửa lỗi là thành phẩm của quá trình xử lý, bào mòn những tấm da full-grain, top-grain có quá nhiều khuyết điểm. Đó là nguyên nhân khiến da corrected-grain khá mỏng, kém bền hơn nhiều so với da full-grain hay top-grain.

Sau khi xử lý hạn chế về bề mặt, da corrected-grain được nhuộm màu và tạo vân nhân tạo, cuối cùng là phủ chất chống thấm. Vì được tạo ra từ cùng một con lăn dưới áp suất và nhiệt độ cao, chất liệu sẽ có kích thước và hình dáng vân đồng nhất. So với full-grain và top-grain, da corrected-grain có phần khá cứng bởi được phủ nhiều lớp sơn bên ngoài.

Da thuộc tách lớp (Split leather)

Da thuộc lớp tách hay da split còn gọi là da lớp 2. Da lớp 1 bao gồm da full grain, top grain, da thuộc sửa lỗi, đều là các loại da thuộc cao cấp. Còn da split là da lớp 2, loại bỏ hoàn toàn lớp grain của da, chỉ còn lại lớp corium là lớp xơ có kết cấu lỏng lẻo, rất yếu. Da split không thể sử dụng để thuộc da mà thường dùng làm lớp vật liệu nền cho các loại da giả khác như da PU, da simili.

Da split thành phẩm là da bán tổng hợp nên không còn ngửi thấy mùi ngai ngái của da thật. Do được phủ thêm các lớp nhựa tăng độ kết dính bên ngoài nên sẽ có mùi nhựa khá nồng. Da split mang đầy đủ các tính chất của da tổng hợp, không thấm nước, khi đốt sẽ chảy nhựa như đốt nylon, độ bền kém hơn hẳn các dòng da thật.

Da lộn (Suede leather)

Da lộn hay suede leather giống như cái tên của nó, là mặt trái của da động vật. Mặt trái của da được chà nhám, đánh bóng cho bề mặt phẳng và mềm mịn. Khi chạm vào da lộn sẽ có cảm giác mềm và bông. Da lộn vẫn có đầy đủ đặc điểm của các loại da thật như thấm nước, thoáng khí và bền bỉ. Tuy nhiên, về độ dày của tấm da, da lộn thường sẽ mỏng hơn các loại da ở trạng thái nguyên sơ do đã được chà nhám và loại bỏ đi nhiều lớp tạp chất.

Ngày nay, người ta còn có thể tạo ra da lộn nhân tạo cho bề mặt mịn, mượt giống như da lộn tự nhiên. Da lộn nhân tạo có thêm khả năng chống nước, màu sắc da cũng đa dạng hơn nhờ khả năng nhuộm màu. Dù vậy, độ bền của da lộn nhân tạo so với da lộn tự nhiên vẫn kém hơn rất nhiều do da tự nhiên có cấu trúc sợi collagen bền chắc.

Da nubuck

Da nubuck là da tự nhiên được chà nhám mặt bên ngoài, tức mặt thớ – phần tiếp xúc với rất nhiều tác động từ môi trường. Việc đánh nhám mặt thớ thay vì loại bỏ chúng giúp cho da nubuck có khả năng chống chịu, chống mài mòn tốt với các tác nhân từ bên ngoài.

Da nubuck thường bị nhầm lẫn với da lộn do cùng có bề mặt nhám, mềm và mịn. Tuy nhiên da nubuck sẽ bền hơn da lộn nhờ có mặt thớ làm lớp bảo vệ bên ngoài. Các sản phẩm đồ da từ da nubuck như giày tây nam, túi xách, áo khoác… cũng sẽ nhạy cảm với nước, thấm nước rất nhanh vì bề mặt bông mịn, có lỗ chân lông thoáng khí.

Da patent (Patent leather)

Da patent hay da bóng, bản chất vẫn là da tự nhiên từ động vật nhưng được phủ thêm một lớp sơn hoặc dầu hạt lanh cho bề mặt sáng bóng. Lớp phủ bên ngoài này có tác dụng tăng cường độ bền cho da bóng, hạn chế tình trạng mài mòn hay trầy xước bề mặt.

Để duy trì độ bóng như gương cho da patent, người sử dụng hãy dùng khăn mềm lau nhẹ bề mặt vết bẩn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại da tổng hợp có khả năng làm giả da bóng, được ứng dụng phổ biến trong sản xuất các mẫu giày da. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ sẽ thấy được sự khác biệt, da bóng giả sẽ không có độ trong như da thật.

Da Shell Cordovan

Da Shell Cordovan là một trong các loại da thuộc hiếm, được lấy từ vị trí mông ngựa. Sở dĩ có độ hiếm như vậy vì không phải khu vực nào cũng đủ điều kiện nuôi ngựa đạt chuẩn và mỗi con ngựa lại chỉ lấy phần mông, tương đương khoảng 1/3 m2.

Do hệ thống lỗ chân lông và cấu trúc sợi collagen dày đặc, da Shell Cordovan ít thấm nước hơn so với các loại da thuộc khác. Lỗ chân lông nhỏ kết hợp cùng chất da đanh giúp da Shell Cordovan có bề mặt mịn màng, sáng bóng tự nhiên. Màu sắc da ngựa càng sử dụng sẽ càng đẹp và tự nhiên, do da liên tục sản sinh ra các lớp patina tự nhiên. Da Shell Cordovan chủ yếu có các màu đen, xanh lá, xanh navy, nâu đỏ.

Các loại da thuộc được phân chia theo lớp da sử dụng hoặc tính chất bề mặt da bên ngoài. Các lớp da cao cấp bao gồm da full grain, top grain, da thuộc sửa lỗi. Da split tuy là da thật nhưng là da lớp 2 và được dùng làm vật liệu lót cho da tổng hợp. Một số loại da thuộc khác bao gồm da lộn, da nubuck hay da bóng chỉ khác nhau ở bề mặt bên ngoài. Da lộn và da nubuck cùng có bề mặt nhám bông nhưng da lộn là mặt trái da động vật còn da nubuck lại được chà nhám từ mặt thớ ngoài cùng. Da bóng có ngoại hình khác nhất với các loại da còn lại, có độ bóng và trong như gương.

ĐÁNH GIÁ - NHẬN XÉT TỪ KHÁCH HÀNG
0.0
0 đánh giá
0
0
0
0
0
Hình ảnh đánh giá
Không có đánh giá nào phù hợp với lựa chọn của bạn.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Chưa có bình luận nào
Blog Liên Quan