Da tổng hợp có bền không, câu trả lời là có, nhưng độ bền và khả năng chịu nhiệt vẫn kém hơn da thật và không thể phục hồi màu nguyên bản sau một thời gian sử dụng. Da tổng hợp thường được phủ một lớp nhựa kết dính có tác dụng như một lớp lá chắn bên ngoài ngăn cản sự phá hủy của tạp khuẩn hay tác động lực, nhiệt từ môi trường bên ngoài. Tuổi thọ trung bình của các sản phẩm da tổng hợp dao động từ 1 – 5 năm tùy loại da, tần suất và hoàn cảnh sử dụng. Da tổng hợp bền nhất phải kể đến da Microfiber, da PU, da PVC với tuổi thọ đến 5 năm, trong khi những loại da kém bền hơn chỉ có độ bền 1 năm như da vegan, da simili. Quá trình sản xuất da tổng hợp tiết kiệm chi phí từ 3 – 4 lần so với da thật.
Da tổng hợp có độ bền bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt
Da tổng hợp có độ bền trung bình với tuổi thọ dao động từ 1 – 5 năm, thấp hơn so với da thật. Điểm chung của các loại da nhân tạo là đều được phủ một lớp nhựa polyurethane hay PVC bên ngoài.
Lớp nhựa có tác dụng giống như một màng chắn ngăn chặn sự xâm nhập và phá hủy của các vi sinh vật bên ngoài môi trường. Thậm chí, một số loại da tổng hợp kém chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách có tuổi thọ chỉ vỏn vẹn vài tháng.
So với da thật, khả năng chịu nhiệt của da tổng hợp kém hơn nhiều. Nếu như da thật bắt đầu cháy sau 5s ở nhiệt độ trên 200 độ C thì chỉ với ngọn lửa khoảng 65 độ C đã làm cháy da simili dữ dội.
Con số này đối với da PU – loại da tổng hợp cao cấp nhất cũng chỉ ở mức 90 độ C bởi bề mặt các loại da giả chứa polyurethane hoặc polyvinyl clorua là những chất dễ cháy. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thời tiết cao, bên trong da tổng hợp xuất hiện tình trạng xô đẩy, giãn nở các vật liệu không đồng nhất dẫn đến bong tróc và phồng rộp bề mặt.
Xếp hạng loại da tổng hợp bền nhất
Điểm chung của các loại da tổng hợp là được phủ một lớp vật liệu nhựa bên ngoài như một lớp bảo vệ, tăng sự dẻo dai, độ bền và khả năng chống chịu của da.
Da Microfiber (Microfiber Leather)
Là loại da được cấu tạo từ các sợi xơ vi mảnh, da Microfiber có cấu trúc cực kỳ bền chắc với khả năng co giãn và đàn hồi cao. Vì vậy, khi bị thấm nước hay sấy khô, loại da tổng hợp này vẫn giữ được những tính chất cơ học vốn có, không xảy ra hiện tượng cứng hay phai màu như các loại da khác.
Da Microfiber được phủ lớp Polyurethane bảo vệ bên ngoài bề mặt có khả năng chống thấm nhưng không đạt mức tối đa. Nguyên nhân do thành phần cấu tạo bao gồm 80% polyester và 20% nylon, trong khi các sợi nylon có khả năng thấm hút. Vì vậy, khi tiếp xúc nhiều với nước trong thời gian dài, da Microfiber dễ ẩm mốc và bong tróc.
Bên cạnh đó, sợi polyester với kết cấu các sợi siêu vi chặt chẽ cho phép da Microfiber chống bám bẩn tốt, dễ vệ sinh, không lo phá hủy cấu trúc.
Da PU (Polyurethane Leather)
Da PU là chất liệu da giả, cấu tạo từ vật liệu tổng hợp sau đó phủ lớp nhựa polyurethane lên bề mặt. Polyurethane là hợp chất có trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực, co giãn và va đập ở mức khá.
Tính chất vật lý của lớp polyurethane cho phép chịu được tác động từ môi trường bên ngoài, không bị oxi hóa và có khả năng chống cháy. Tuy nhiên, nếu ngọn lửa có nhiệt độ cao đến 90 độ C, da sẽ bắt đầu cháy vón cục và chảy lỏng như đốt nilon.
Ngoài ra, da PU không thấm nước, không bám dầu mỡ hay các dung môi hữu cơ nhờ lớp nhựa polyurethane làm màng chắn. Từ đó dễ lau chùi, vệ sinh bằng khăn mềm đối với những vết bẩn thông thường. Ưu điểm này khiến da PU được ứng dụng phổ biến trong sản xuất các mẫu giày da công sở, túi ví, thắt lưng…
Da simili (PVC)
Da simili là sự kết hợp giữa lớp lót vải nền chủ yếu từ polyester và lớp phủ nhựa PVC. Trong quá trình sản xuất, các sợi vải polyester cuộn chặt vào nhau tạo cấu trúc chặt chẽ cho đặc tính ít nhẵn, không co giãn. Kết cấu lớp lót vải nền polyester khá bền chắc giúp da simili không bị bai dão hay chùng xuống sau một thời gian sử dụng.
Lớp phủ nhựa PVC có khả năng kiểm soát bụi bẩn, chống lại sự xâm nhập của các loại vi sinh vật hay tạp chất, giúp bảo toàn cấu trúc bên trong da simili. Đặc biệt, lớp màng PVC còn ngăn nấm mốc và ăn mòn hiệu quả ngay cả khi tiếp xúc với axit hay các chất hóa học có tính kiềm.
Da Vegan (Vegan Leather)
Da Vegan là khái niệm dùng để chỉ những loại da giả có nguồn gốc từ thực vật như thân chuối, vỏ, thân lá dứa, xơ táo, xơ nho… Dù được làm từ các loại thực vật có sự liên kết nhưng để duy trì độ bền, nhà sản xuất da vegan vẫn thường phủ thêm các lớp nhựa tăng khả năng chống mài mòn và tạp khuẩn xâm nhập.
Tuổi thọ của các dòng da vegan chỉ khoảng 1 năm sử dụng bởi cấu tạo da vegan không có liên kết chặt chẽ, khá lỏng lẻo, dễ bị phá hủy bởi các tác động từ môi trường bên ngoài.
Da Clarino
Da Clarino là chất liệu nhân tạo sản xuất bởi KURARAY, một công ty đến từ Nhật Bản. Da Clarino là một loại vải không dệt, có cấu tạo dạng sợi tổng hợp 3 chiều. Giữa các cấu trúc sợi này đục các lỗ nhỏ tạo độ thoáng khí cho da Clarino giống như da thật.
Thành phần chính cấu tạo nên da Clarino là polyurethane và nylon. Nhờ có nhựa polyurethane phủ lên lớp ngoài cùng bề mặt, da Clarino có độ bền bỉ khi tiếp xúc với nước hay môi trường ẩm ướt. Thậm chí, da còn giữ được độ mềm mại ngay cả khi dính nước. Chất kết dính polyurethane cũng giúp củng cố khả năng chống mài mòn hiệu quả.
Với những ưu điểm trên, da Clarino có trọng lượng nhẹ, thường được ứng dụng vào sản xuất giày dép, túi ví, áo khoác và đồ nội thất.
Da Lorica
Lorica là một chất liệu da tổng hợp từ các loại vi sợi cực mỏng giống như các sợi collagen, được ngâm trong chất kết dính từ nhựa. Sự đan xen của các vi sợi tạo ra cấu trúc vi xốp tương đồng với sợi collagen trong da tự nhiên và có độ thoáng khí cao.
Khi dính nước, nhờ khả năng “thở”, da Lorica không gây nấm mốc bề mặt, giữ được vẻ đẹp mềm mịn và tự nhiên. Chất kết dính từ nhựa cũng giúp da Lorica chống trầy xước và giữ độ bền màu cao khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ lớn hay nhiệt độ cao.
Da Naugahyde
Naugahyde là thương hiệu đồ da nhân tạo ở Mỹ. Da Naugahyde được sản xuất từ vải dệt kim, có cấu tạo gồm lớp vật liệu vải nền và phủ nhựa PVC giãn nở. Da Naugahyde có khả năng chống bám bụi, kháng khuẩn và chống cháy hiệu quả. Lớp nhựa PVC khi tiếp xúc với lửa không có hiện tượng bốc cháy mà bắt đầu chảy nhựa.
Da Naugahyde được ứng dụng vào sản xuất da bọc ghế ô tô nhờ ưu điểm bền, dễ dàng lau chùi, vệ sinh đơn giản bằng khăn ẩm. Chỉ cần sử dụng các miếng bọt biển hoặc khăn vải mềm lau nhẹ lên bề mặt, anh em đã loại bỏ được vết bẩn thông thường một cách nhanh chóng.
Da tổng hợp thay thế da thật giúp giảm giá thành sản phẩm
Da tổng hợp có thể thay thế da thật nhờ những ưu điểm về độ bền, khả năng chống thấm, dễ dàng in nhiệt dập hoa văn mô phỏng da thật với giá thành tiết kiệm từ 3 – 4 lần. Da giả được sản xuất thông qua quá trình công nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhân công tay nghề cao, vì vậy được sử dụng khá phổ biến để thay thế da thật.
Trong khi đó, các sản phẩm da thật phải trải qua quá trình thuộc da phức tạp bằng phương pháp thủ công hay crom để tăng độ dẻo dai và khiến da khó phân huỷ bởi các tác động từ tự nhiên.
Hơn nữa, nguồn cung vật liệu cho da tổng hợp dồi dào, không khan hiếm hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết hay môi trường. Do đó, chi phí nhập nguyên liệu đầu vào khá rẻ, ổn định tạo nên thành phẩm đầu ra với mức giá hợp lý.
Da tổng hợp có bền không phụ thuộc vào cấu tạo của vật liệu nền và lớp phủ. Lớp lót vật liệu có cấu tạo bền chắc kết hợp cùng lớp phủ càng sẽ làm tăng độ bền bỉ của da, tuy nhiên vẫn khó lấy lại màu sắc nguyên bản. Trên thị trường hiện nay, các loại da tổng hợp cao cấp có cấu trúc liên kết chặt chẽ phải kể đến da PU, da Microfiber, da PVC. Ngoài ra còn có các loại da giả cấu tạo từ các sợi siêu vi như da Clarino, da Lorica hay da Naugahyde. Nhìn chung, da tổng hợp thay thế được da thật nhưng không hoàn toàn, bởi tuổi thọ của da tổng hợp chỉ trong khoảng từ 1 – 5 năm với chi phí sản xuất thấp, giảm 3 – 4 lần so với da thật.