Cách xử lý giày da bị xước với da lộn, da bóng, da Nubuck,… có độ khó khác nhau bởi nhiều yếu tố về cấu tạo. Mỗi chất liệu da phải chọn sản phẩm xử lý phù hợp để hiệu quả cao, bảo toàn tối đa vẻ đẹp ban đầu. Với những vết xước nhỏ và mới, chỉ cần xử lý bằng những nguyên liệu có hàm lượng chất tẩy rửa thấp, sẵn ngay tại nhà như dầu olive, giấm trắng… Chúng giúp làm đầy vết xước đồng thời bảo vệ lớp da bề mặt tránh khỏi sự nứt nẻ. Riêng với những vết xước lớn, lâu ngày, anh em hãy dùng các sản phẩm có khả năng tu sửa cao như phấn tẩy xước và sơn sửa chữa chuyên dụng để trả lại vẻ sáng bóng, nhẵn nhụi cho đôi giày.
Cách xử lý giày da bị xước phù hợp với da bóng bằng dầu olive
Dầu olive là thành phần tự nhiên giúp làm đầy và che mờ các vết xước nhỏ trên bề mặt da giày. Bởi các axit béo không bão hòa như axit oleic, axit linoleic, axit palmitic có trong dầu oliu mang tính dưỡng ẩm cao, làm mềm và phục hồi cấu trúc da từ đó lấp đầy các vết trầy trên giày. Bên cạnh đó, dầu olive chứa nhiều chất polyphenol chống oxy hóa giúp cải thiện độ đàn hồi, độ bóng và duy trì sự mềm mại của da giày.
– Bước 1: Dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt giày theo chiều của vân da để tránh tạo thêm vết xước. Đối với những vết bẩn cứng đầu, sử dụng bản chài mềm để cọ sạch nhẹ nhàng.
– Bước 2: Nhỏ 3 – 4 giọt dầu olive lên bề mặt vết xước, dùng miếng vải mềm khô hay bông tẩy trang chà nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để dầu phủ kín vết trầy.
– Bước 3: Sấy giày ở chế độ nhiệt thấp trong khoảng 10 – 15 giây để mở rộng lỗ chân lông và các sợi da, từ đó giúp dầu olive thẩm thấu nhanh vào sâu bên trong da giày.
– Bước 4: Để giày khô tự nhiên, tránh xa nguồn nhiệt hoặc sử dụng khăn mềm khô để thấm dầu oliu thừa trên bề mặt.
– Bước 5: Quét một lớp xi bóng cùng màu với da giày để làm mờ các vết xước hoàn toàn và trả lại vẻ đẹp sáng bóng, đều màu của đôi giày.
Cách làm mới giày da lộn bị xước nhờ giấm trắng
Axit Axetic có trong giấm trắng khi tiếp xúc bề mặt da sẽ kích thích các thụ thể trên bề mặt da gây ra phản ứng co thắt các sợi cơ. Các lỗ chân lông và các vết xước nhỏ được thu hẹp lại, giúp đôi giày trở lại dáng vẻ ban đầu. Lưu ý tránh sử dụng giấm đậm đặc để khắc phục vết xước trên giày da lộn vì tính axit mạnh trong giấm gây bào mòn lớp da, thay đổi độ pH và dễ gây nấm mốc.
– Bước 1: Để làm sạch bề mặt giày da lộn, sử dụng bàn chải lông ngựa nhỏ chải liên tục theo chiều của lớp lông, loại bỏ các sợi xơ rối tại vết xước.
– Bước 2: Dùng bông gòn thấm từ từ khoảng 1-2 thìa cà phê giấm ăn thông thường, chà liên tục với lực nhẹ nhàng cho đến khi vết hở biến mất hoàn toàn.
– Bước 3: Sau khi giày khô hoàn toàn, sử dụng các sản phẩm dưỡng dành riêng cho da lộn như Conditioner Saphir, dầu dưỡng của Collonil,… để phục hồi độ mềm mịn.
Làm mới giày trắng bị xước đen bằng baking soda
Các vết xước đen trên giày da thường do sự oxy hóa và tích tụ bụi bẩn, grime tạo nên các liên kết hóa học bám chắc trên bề mặt giày. Môi trường kiềm trong baking soda tạo ra ion hydroxit phá vỡ các liên kết hóa học, tan rã các chất bẩn đen và làm lộ bề mặt da sạch sẽ bên dưới. Hơn nữa, baking soda là chất hóa học an toàn, không gây hại cho da và sử dụng được trên nhiều chất liệu khác nhau, ngay cả giày da trắng.
– Bước 1: Pha 1-2 thìa cafe bột baking soda với khoảng 10-20ml nước ấm thành một hỗn hợp sệt vào một bát nhỏ.
– Bước 2: Dùng miếng vải hoặc bàn chải mềm thấm hỗn hợp, sau đó chà xát theo chiều dài của vết xước đen.
– Bước 3: Để hỗn hợp trên vệt đen khoảng 5-10 phút giúp baking soda thẩm thấu. Sau đó, dùng miếng bọt biển lau sạch hỗn hợp trên bề mặt giày. Hong khô tự nhiên giày tại nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cách xử lý Giày da tổng hợp (Synthetic Leather) bị xước với sơn sửa chữa da
Nhựa Acrylic resin là thành phần chính trong sơn sửa chữa da với khả năng tạo lớp màng liên kết chặt chẽ với bề mặt da tổng hợp, có tác dụng bao phủ, lấp đầy các vết xước và tạo độ phẳng đều. Người thực hiện buộc phải am hiểu về cấu tạo giày, cách phối màu sơn chuẩn xác và đủ sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.
– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt giày trước khi sơn, đặc biệt là quanh vùng có vết xước bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn và tạo độ bám nhẹ.
– Bước 2: Tiến hành sơn lên vết xước từng lớp mỏng thay vì một lớp dày để sơn bám chắc, lâu hơn và giảm nguy cơ bong tróc. Mỗi một lớp mỏng hãy dừng khoảng 2 – 3 giây để sơn hơi khô lại, sau đó tiến hành sơn lớp tiếp theo.
– Bước 3: Sau khi sơn xong, hãy để giày tại nơi thoáng mát đảm bảo lớp sơn được khô hoàn toàn trong khoảng 30 – 60 phút. Sau đó, tiến hành đánh bóng giày bằng các sản phẩm chuyên dụng như sáp, dầu,… để làm mịn và bóng bảy lại bề mặt da tổng hợp.
Cách xử lý giày da Nubuck bị xước bằng phấn tẩy xước
Cấu tạo của phấn tẩy xước được làm từ latex hoặc cao su crepe có cấu trúc mềm mại, xốp và nhiều lỗ nhỏ giúp lấp đầy, thu nhỏ các vết xước nhẹ. Khi cọ phấn lên vùng cần khắc phục, phấn sẽ chui vào các vết xước thông qua việc ma sát và nén ép giúp làm phẳng và làm mượt lại bề mặt da Nubuck.
– Bước 1: Dùng bàn chải hoặc vải mềm lau sạch bụi bẩn trên bề mặt giày da nubuck một cách nhẹ nhàng để không làm hư hại lớp da.
– Bước 2: Thoa một lớp mỏng phấn tẩy xước và massage nhẹ nhàng để phấn lấp đầy vào các vết xước.
– Bước 3: Dùng miếng vải sạch lau nhẹ lại bề mặt da nubuck theo hướng xuôi từ mũi giày xuống nhằm loại bỏ phấn thừa.
– Bước 4: Kiểm tra lại bề mặt giày, nếu cần thiết, thoa thêm 1 – 2 lớp phấn để khắc phục triệt để các vết xước. Lưu ý lựa chọn phấn có màu tương đồng với màu da nubuck của đôi giày.
Cách xử lý giày da bò (Full-Grain và Top-Grain Leather) khi bị trầy xước
Da full- grain có bề mặt khá xù xì, không mềm mịn, cấu trúc phức tạp với lỗ chân lông, vân da rõ nét cùng độ bền và độ dày bậc nhất. Vì vậy, chỉ khi gặp tác động lực cực mạnh mới xuất hiện tình trạng trầy xước. Những vết xước trên đôi giày da bò full-grain sẽ khó lấp đầy và phục hồi bằng các sản phẩm thông thường bởi bề mặt còn lớp vết sần hoặc khó phối hỗn hợp sơn giống màu da tự nhiên. Vì thế, các chàng trai nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da chuyên dụng để phục hồi và làm mới lại bề mặt.
– Bước 1: Sử dụng bàn chải mềm để lau sạch bụi bẩn trên bề mặt giày da một cách nhẹ nhàng, theo một chiều để không làm xù lớp lông.
– Bước 2: Dùng một lớp kem dưỡng hoặc dầu dưỡng da thoa đều lên vết xước, sau đó massage nhẹ nhàng để chất dưỡng được thẩm thấu.
– Bước 3: Để giày ở nơi thoáng mát trong vòng 20 – 30 phút cho khô tự nhiên.
– Bước 4: Lau sạch giày bằng vải mềm để loại bỏ lớp kem, dầu dưỡng dư thừa.
Cách xử lý giày da bò top-grain bị xước có phần dễ dàng hơn bởi lớp da này đã trải qua quá trình mài mòn, làm phẳng giúp dễ dàng che phủ các vết xước.
– Bước 1: Với lớp da mềm mịn như top-grain, chỉ cần lau sạch bề mặt bằng khăn mềm.
– Bước 2: Dùng bút hoặc phấn tẩy xước cùng màu với giày da, tô nhẹ nhàng lên vết xước, tránh ma sát mạnh để không hư hại da.
– Bước 3: Thoa một lớp kem dưỡng phù hợp với da top-grain giúp bề mặt sáng bóng hơn.
– Bước 4: Hong khô giày tại nơi thoáng mát khoảng 10 – 15 phút, trả lại vẻ đẹp nhẵn mịn của đôi giày.
Cách xử lý giày da bị xước bằng các chất như phấn tẩy xước, giấm trắng, dầu olive,.. sẽ khắc phục những vết xước nhỏ và không quá sâu trên bề mặt giày trơn. Những đôi giày da thật full-grain hay top-grain khó phục hồi hơn bởi bề mặt tự nhiên, khó để lớp che phủ mô phỏng màu sắc. Do đó, anh em hãy đến hãy các thương hiệu giày da chính hãng như DASH JK để sở hữu đôi giày chất lượng và trải nghiệm dịch vụ, chính sách tuyệt vời như: Đổi trả trong 60 ngày không mất chi phí, bảo hành 1 đổi 1 trong 365 ngày hay freeship toàn quốc với đơn hàng từ 599.000 VND trở lên.