Bảo hành 1-1 trong vòng 1 năm
Đổi trả miễn phí trong 60 ngày
Hoàn tiền trong vòng 24h
Freeship toàn quốc đơn từ 599k
Giao hàng nhanh toàn quốc
Giao hàng 4h 6 quận nội thành HN
Bảo hành 1-1 trong vòng 1 năm
Đổi trả miễn phí trong 60 ngày
Hoàn tiền trong vòng 24h
Freeship toàn quốc đơn từ 599k
Giao hàng nhanh toàn quốc
Giao hàng 4h 6 quận nội thành HN

Chất liệu da thật là gì? Ưu nhược điểm và cách nhận biết da thật

Ngày đăng: 14/05/2024

Chất liệu da thật được tạo nên sau một quá trình xử lý da thô và công đoạn thuộc da thủ công tốn nhiều thời gian và công sức. Da bò là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất một đôi giày da. Các loại da bê, da cừu hay da ngựa cũng được dùng làm các mẫu giày tây, chất liệu da càng cao cấp giá trị của đôi giày sẽ càng gia tăng. Với mỗi loại nguyên liệu da có đặc tính khác nhau sẽ đem lại trải nghiệm riêng biệt mà chỉ chất liệu đó mới có.

Chất liệu da thật hình thành sau quá trình thuộc da động vật

Da thật còn có tên gọi là da tự nhiên hay da thuộc, bởi nó được sản xuất từ quá trình thuộc da động vật. Chất liệu da thật là chất liệu tự nhiên có độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao, thường được dùng để sản xuất các loại túi, ví, thắt lưng, giày da cao cấp. Thuộc da là quá trình xử lý loại bỏ tạp chất, tạo cho da khả năng khó bị phân hủy, dẻo dai bền bỉ hơn.

Khi thuộc da, người thợ sẽ làm thay đổi cấu trúc protein của da, loại bỏ hoàn toàn phần thịt mỡ bên trong và phần lông bên ngoài. Tiếp theo da động vật sau khi xử lý tạp chất sẽ được đem đi sấy khô, quá trình này giúp da có được sự dẻo dai. Quá trình thuộc da này gồm 3 giai đoạn chính: chuẩn bị và xử lý, giai đoạn thuộc da và công đoạn hoàn thiện.

Giày, túi, ví từ chất liệu da thật
Giày, túi, ví từ chất liệu da thật

Xử lý da thuộc tạo chất liệu da thật

Bước đầu tiên trong quá trình thuộc da đó là những tấm da bò, da ngựa, da dê… phải được sơ chế và xử lý thật sạch. Da sau khi sơ chế phải thật mềm để đáp ứng việc thẩm thấu các hóa chất vào trong da ở những công đoạn xử lý sau này.

Tiếp đó, da sẽ được phân loại theo kích thước, chủng loại, khối lượng, đặc điểm khác nhau.

– Tạo ẩm cho da thuộc: Da sau khi được phân loại sẽ được ngâm trong nước từ 6 – 48 giờ đồng hồ trong mức nhiệt độ 26 – 27 độ C tùy vào tình trạng da. Việc phục hồi lại lượng nước ban đầu này là cần thiết đối với những tấm da bị mất nước trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

– Làm sạch và ngâm vôi: Da sau khi đã được phục hồi lượng nước sẽ được đem đi tẩy lông, cắt mỡ dưới da sạch sẽ. Tiếp đó, da được đem ngâm vôi từ 12 – 18 tiếng liên tục, làm cho da nở ra.

– Cán mỏng da: Ở bước này, những tấm da sẽ được cán mỏng để làm dây lưng, các phần lót bên trong sản phẩm sẽ được cán dày hơn. Độ dày mỏng của tấm da sau khi cán tương ứng với mục đích sử dụng của tấm da.

– Tẩy vôi và làm mềm da: Bước cuối cùng trong giai đoạn xử lý da là tẩy vôi và làm mềm da. Người thợ sẽ dùng các muối axit để tẩy vôi thừa trên lớp da, sau đó sẽ làm mềm da, giúp da có độ đàn hồi và mềm mại.

Giai đoạn thuộc da động vật

Để cho ra những sản phẩm giày từ chất liệu da thật bền, đẹp dưới những tác động của môi trường thì những tấm da sau khi đã được xử lý sẽ trải qua công đoạn thuộc da. Da sau khi thuộc da sẽ mang đầy đủ những ưu điểm như: bền bỉ dưới nhiệt độ cao, không phân hủy khi gặp môi trường nước, độ thoáng khí cao.

Có 2 kiểu thuộc da: thuộc da bằng khoáng chất và thuộc da thảo mộc (thuộc da bằng thực vật). Thuộc da bằng khoáng chất nghĩa là sử dụng hóa chất (chủ yếu là crom) để thuộc da. Người thợ sẽ ngâm da vào trong bể crom khoảng 1 ngày để hóa chất ngấm vào da, cho ra thành quả là các loại da thuộc màu xanh.

Với thuộc da thảo mộc, người thợ sẽ ngâm da vào trong bể với nồng độ tanin tăng dần trong khoảng vài tuần. Tanin là 1 loại axit được chiết xuất từ các loại vỏ, cành và lá của nhiều loại thực vật. Thành phẩm da thuộc cho ra từ quá trình này gọi là da veg viết tắt của vegetable-tanned chất liệu da thân thiện với môi trường.

Da sau khi xử lý sẽ trải qua quá trình thuộc da
Da sau khi xử lý sẽ trải qua quá trình thuộc da

Hoàn thiện da thuộc

Da thuộc sau khi trải qua thuộc da bằng khoáng chất hoặc thảo mộc sẽ có độ ẩm ở mức 60 – 65%, dễ ngấm nước. Vì vậy, ở giai đoạn này, người thợ sẽ trau chuốt và tinh chỉnh lại da, sao cho da mềm, đạt độ đàn hồi cần thiết.

Các loại da thật dùng đóng giày phổ biến

Nhắc đến các loại giày từ chất liệu da thật, ta có thể kể đến da bò, da ngựa, da dê, da cừu… Những loại giày da này đều khá phổ biến và quen thuộc trên thị trường.

Giày da bò truyền thống

Giày da bò là loại giày nổi tiếng nhất ở thị trường giày da Việt Nam. Hầu hết các xưởng sản xuất giày da đều chọn chất liệu da bò thật để làm giày. Da bò có ưu điểm dễ bảo quản hơn so với các loại da khác. Lỗ chân lông trên da bò khá to và phân bố đều nhau. Giày da bò có độ đàn hồi tốt và tuổi thọ trung bình từ 3 – 5 năm.

Đôi giày da bò 100% từ chất liệu da thật
Đôi giày da bò 100% từ chất liệu da thật

Giày chất liệu da bê cao cấp

Những đôi giày da bò và da bê thường bị nhầm lẫn là từ cùng một loại da. Trên thực tế, đây là hai loại da khác nhau, có những đặc điểm riêng không giống nhau.

Khác với da bò, bề mặt da bê có lỗ chân lông nhỏ, bề mặt mịn màng hơn. Khi sờ vào giày da bê sẽ cảm thấy mềm và mỏng hơn da bò. Do đó, da bê cũng dễ xước và có độ bền kém hơn. Vì vậy, sử dụng giày da bê đòi hỏi phái mạnh phải giữ gìn, bảo quản và vệ sinh tỉ mỉ, kỹ lưỡng để đảm bảo giày không bị xuống cấp nhanh.

Giày da dê nguyên tấm

Nếu như bề mặt giày da bò có những hình tròn thẳng thì bề mặt giày da dê thật sẽ có các đường vân hình vòng cung. Chất liệu da dê có kết cấu mềm mại, mịn mượt và khá nhẹ. Giày da dê dễ bị trầy xước, chủ yếu được dùng cho những hoạt động nhẹ nhàng.

Bảo dưỡng giày da dê cũng yêu cầu sự đều đặn và kỹ lưỡng, tránh để giày da dê tiếp xúc với nước và ánh nắng trực tiếp để tăng tuổi thọ của giày.

Giày chất liệu da cừu giữ nhiệt

Giày da cừu có đặc điểm nổi bật hơn hẳn so với các loại giày da khác đó là độ mềm mại và ấm áp nhờ vào lớp lông phía mặt trong của da cừu có khả năng giữ nhiệt.

Tuy nhiên để giữ được độ mềm ấm của giày da cừu thì cũng cần chăm sóc cẩn thận, không để giày phơi trực tiếp dưới nắng, dễ làm lớp da cừu bị khô và cứng. Khi giày da cừu bị thấm nước cần để khô tự nhiên, không dùng máy sấy sấy khô làm giảm tuổi thọ của giày.

Giày chất liệu da cừu giữ nhiệt tốt
Giày chất liệu da cừu giữ nhiệt tốt

Giày da ngựa dẻo dai bền bỉ

Chất liệu da ngựa có đặc điểm khá dai và đanh. Da ngựa thật có những lỗ chân lông hình bầu trên bề mặt. Giày da ngựa có độ bền cao, đàn hồi tốt, bề mặt giày có khả năng chống trầy xước. Do đó giày da ngựa có tuổi thọ cao hơn so với giày da cừu, da dê,…

Da Shell Cordovan (Da mông ngựa) đại diện cho các dòng giày da quý tộc bởi chất liệu tạo nên đôi giày đó cực kỳ đẳng cấp. Mỗi chú ngựa chỉ có 2 miếng da mông đủ tiêu chuẩn để tạo nên 1 đôi giày cao cấp. Chính vì thế giá thành của các mẫu giày da mông ngựa rất đắt đỏ.

Đặc điểm nổi bật và cách nhận biết chất liệu da thật

Chất liệu da thật là chất liệu cao cấp nhất dùng để sản xuất ra các loại giày da chất lượng. Da thật có đặc tính mềm, dai và độ bền cao. Tuổi thọ của các sản phẩm từ da thật có thể gấp nhiều lần so với các sản phẩm giả da. Da thật tạo cảm giác mát mẻ và mùa hè và giữ nhiệt tốt vào mùa đông. Vì thế, giày da thật đi mùa hè sẽ có cảm giác thoáng mát dễ chịu, đi mùa đông lại thấy rất ấm áp.

Các cách nhận biết da thật và da giả

– Mùi da: Các sản phẩm từ da thật sẽ có mùi ngai ngái thậm chí có thể thấy hơi hôi. Còn các loại da giả sẽ có mùi ni lông, khá công nghiệp giống mùi của các chất hóa học như mùi nhựa, mùi xăng, mùi sơn.

– Dùng lửa: Khi hơ da thật qua lửa, miếng da sẽ cháy xém và sẽ có mùi hơi giống như đang nướng thịt. Còn nếu như miếng da vón cục và có mùi khét như đang đốt núi ni lông thì đó là da giả.

– Quan sát bằng mắt thường: Khi nhìn bằng mắt thường trên bề mặt chất liệu da thật vẫn sẽ thấy đường vân da, thậm chí có những vết lồi lõm, gồ ghề, không bằng phẳng. Bề mặt chất liệu da giả thì đa số đều rất mịn, bóng và trơn.

– Dùng nước: Da thật sẽ thấm nước nên khi nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da, nếu miếng da có hiện tượng thấm nước từ từ thì đó là da thật. Ngược lại, nếu nước không thấm vào da, thì đó là da giả.

– Quan sát sau một thời gian sử dụng: Chất liệu da thật càng dùng sẽ càng mềm. Trong khi đó da giả càng dùng lâu sẽ càng thấy cứng, khô và có dấu hiệu nứt.

Đặc điểm của giày chất liệu da thật
Đặc điểm của giày chất liệu da thật

Chất liệu da thật vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên của các tín đồ giày da nam sang trọng, yêu thích lịch sử đôi giày da. Dù là da bò, da dê hay da ngựa, những loại da thật này đều trải qua quá trình xử lý và thuộc da… nghiêm ngặt. Phái mạnh sẽ dựa theo nhu cầu, sở thích và đặc điểm chất liệu da để có lựa chọn phù hợp. Quan trọng hơn đó là tìm được cho mình một thương hiệu giày da nam uy tín để đặt niềm tin. Không phải hãng giày nào cũng sẵn sàng sử dụng 100% chất liệu da thật để sản xuất một đôi giày tây. Tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua chính là cách bảo vệ tốt nhất cho những người yêu thích giày tây và có đam mê về thời trang.

ĐÁNH GIÁ - NHẬN XÉT TỪ KHÁCH HÀNG
0.0
0 đánh giá
0
0
0
0
0
Hình ảnh đánh giá
Không có đánh giá nào phù hợp với lựa chọn của bạn.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Chưa có bình luận nào
Blog Liên Quan